Khi bạn đã bắt đầu bước vào môi trường làm việc đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì ắt hẳn bạn sẽ được nghe đến cụm từ “Business Analyst”
Business analyst là gì? Nếu bạn chưa biết business analyst là gì và vị trí này đóng vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp thì hãy tham khảo một số thông tin qua bài viết dưới đây.
Business Analyst là cụm từ tiếng Anh thường được viết tắt là “BA” có ý nghĩa là “Chuyên viên phân tích nghiệp vụ”. Business analyst sẽ giữ vai trò là người đứng giữa hay trung gian có nhiệm vụ kết nối giữa các bên đó là khách hàng với tổ chức kinh doanh và đội nhân viên kỹ thuật của doanh nghiệp.Hiện nay, business analyst chia thành 3 chuyên môn chính đó là:
- Management Analyst – Chuyên gia tư vấn quản lý
Chuyên gia tư vấn quản lý là người sẽ tư vấn cho các nhà quản lý và đưa ra các đề xuất để cải thiện hiệu quả cho hoạt động của công ty hoặc tổ chức. Họ sẽ tư vấn về việc làm sao để doanh nghiệp có nhiều lợi ích hơn, thu về nhiều lợi nhuận hơn bằng cách giảm chi phí và tăng doanh thu…
1.2 Systems Analyst – Chuyên viên phân tích hệ thống
Là người chuyên thực hiện các phân tích, thiết kế kỹ thuật để có thể giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhóm người này xác định những cải tiến cần thiết của công ty, thiết kế hệ thống để thực hiện những thay đổi đó, đào tạo và chuyển giao cho người khác sử dụng hệ thống.
1.3 Data Analyst – Chuyên gia phân tích dữ liệu
Chuyên gia phân tích dữ liệu sẽ là người thu thập các thông tin và kết quả kinh doanh, sau đó tiến hành phân tích các số liệu, dữ liệu có được và trình bày lại ở dạng đồ thị, biểu đồ, sơ đồ hoặc bảng biểu để báo cáo lên cấp trên. Tiếp theo họ sẽ sử dụng các dữ liệu này để xác định xu hướng và dựng mô hình để dự đoán những gì có thể xảy ra.
- Công việc của một Business analyst là gì?
Các công việc mà một chuyên viên phân tích nghiệp vụ phải thực hiện được chia thành các bước sau:
Bước 1: Làm việc với khách hàng, nghe và hiểu mong muốn của họ cũng như nắm được những khó khăn mà họ đang đối mặt. Từ đó tư vấn, đưa ra các gợi ý để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, tiếp theo là lên yêu cầu, phân tích và đề xuất những giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề mà họ gặp phải, đồng thời tạo dựng quy trình rõ ràng cụ thể, tài liệu hóa yêu cầu và xác nhận thông tin với khách hàng.
Bước 2: Là bước chuyển giao thông tin cho nội bộ, bao gồm các thành viên trong phòng phát triển dự án như PM, Dev, QC,… hay những phòng ban liên quan khác kể cả là đảm nhiệm những module nhỏ nhất trong quy trình.
Bước 3: Quản lý sự thay đổi của các yêu cầu bởi tính chất của business là luôn thay đổi không ngừng, vì vậy khi trải qua một thời gian nhất định thì sẽ có những yêu cầu cần đổi mới hoặc cần cập nhật thêm. Điều này đồng nghĩa với việc BA cần phải phân tích, dự đoán trước được những ảnh hưởng của việc thay đổi đó đến tổng thể hệ thống và phải kiểm soát được từng phiên bản được cập nhật trong tài liệu theo những thay đổi thực tế.
- Làm thế nào để trở thành một Business analyst?
Nhắc đến business analyst thì hầu hết mọi người sẽ nghĩ vị trí này dành cho những người làm trong ngành IT, nhưng nếu bạn không làm việc trong lĩnh vực IT thì vẫn có cơ hội trở thành BA. Tuy nhiên để trở thành một BA giỏi và thành công thì đó lại là một câu chuyện khác và là câu hỏi lớn đối với cả những người trong và ngoài ngành IT. Dưới đây là một số yêu cầu cần có khi muốn trở thành chuyên viên phân tích nghiệp vụ thực thụ.
3.1 Đối với người trong lĩnh vực IT
Nếu những ai đã và đang làm việc trong ngành công nghệ thông tin với một số vị trí như lập trình viên, chuyên viên kiểm tra phần mềm,… thì để có thể trở thành BA với điều kiện chỉ cần bổ sung thêm cho mình những kiến thức cơ bản về kế toán, nhân sự, tài chính,… Thường thì những người thuộc lĩnh vực IT sẽ có lợi thế về nền tảng ban đầu chuyên về công nghệ thông tin nên sẽ dễ dàng hơn trong việc trở thành một BA và tuỳ vào từng lĩnh vực dự án hay tuỳ vào mức độ chuyên sâu của lĩnh vực đó, mà họ sẽ chỉ cần tìm hiểu thêm những kiến thức liên quan và chuyên sâu.
3.2 Những người không chuyên IT
Những ai chỉ làm về lĩnh vực kinh doanh, marketing,… thì sẽ có lợi thế về kỹ năng giao tiếp hay đàm phán, họ thường năng động, linh hoạt trong công việc và kỹ năng trao đổi cũng tốt hơn. Tuy nhiên rào cản lớn nhất của nhóm đối tượng này chính là kiến thức về kỹ thuật bởi vì để có thể đứng ra đàm phán thì họ cần nắm các hệ thống, hiểu rõ quy trình kỹ thuật cần thiết, như thế thì mới có khả năng tư vấn rõ cho khách hàng được.
Những BA không xuất thân từ kỹ thuật thường làm việc trong các công ty chỉ liên quan đến một lĩnh vực chuyên môn nào đó nhất định. Họ vẫn đóng vai trò cầu nối, nhưng không làm việc với khách hàng và sản phẩm cuối cùng tạo ra sẽ phục vụ cho mục đích sử dụng nội bộ, lúc này BA cần có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ hơn.
3.3 Người vừa có kiến thức về IT lẫn kiến thức cơ bản ở các lĩnh vực khác
Nhóm này thường là những lập trình viên hoặc quản lý dự án lâu năm, đã có kinh nghiệm dày dặn với nhiều dự án cũng như những kiến thức khác nhau từ nhiều lĩnh vực. Vì họ có một lượng kiến thức nền tảng và bao quát hết mọi lĩnh vực về công nghệ thông tin và cả kinh tế nên sẽ dễ dàng trở thành BA nhất. Tuy nhiên điểm yếu của nhóm người này là thường có cảm giác trì trệ, chậm chạp vì thế họ nên khắc phục chúng bằng việc thường xuyên cập nhật những công nghệ mới cũng như linh hoạt hơn trong tư duy của mình để có thể mang lại hiệu quả cao nhất trong công việc.
4. Các kỹ năng cần có của một Business analyst
4.1 Kỹ năng giao tiếp
Các chuyên viên phân tích nghiệp vụ cần có kỹ năng giao tiếp để trình bày rõ ràng các chi tiết về yêu cầu dự án, thay đổi yêu cầu khi cần thiết và kết quả test, đây là các yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của một dự án. Vì tính chất công việc nên kỹ năng ngoại ngữ và khả năng sử dụng văn bản để giao tiếp cũng là những kỹ năng cơ bản cần có của người làm BA.
4.2 Kỹ năng công nghệ
Để đưa ra được các giải pháp kinh doanh, thì một business analyst cần phải có kỹ năng về công nghệ để biết rõ các ứng dụng công nghệ đang được sử dụng, những kết quả có thể đạt được thông qua các platform hiện tại và ứng dụng các công nghệ mới. Có hiểu biết về công nghệ thông tin thì bạn mới có khả năng kiểm tra phần mềm và thiết kế hệ thống kinh doanh. Nếu bạn giao tiếp với khách hàng bằng ngôn ngữ kinh doanh thì khi làm việc với team kỹ thuật bạn chắc chắn phải có kỹ năng này.
4.3 Kỹ năng phân tích
Bản chất của công việc này là phân tích nên khả năng phân tích là một tố chất không thể thiếu của BA để xác định đúng nhu cầu kinh doanh của khách hàng từ đó truyền đạt chính xác vào các sản phẩm.
4.4 Kỹ năng xử lý vấn đề
Ngành IT luôn luôn có sự thay đổi rất nhanh dẫn đến công việc của các business analyst cũng thường xuyên bị thay đổi. Khi tiếp nhận vấn đề từ khách hàng, việc cần làm là các BA phải tìm ra cách giải quyết vấn đề nhanh chóng và tiến tới hoàn thành dự án một cách thành công, vì thế kỹ năng xử lý vấn đề đóng vai trò quan trọng trong công việc của một BA.
4.5 Kỹ năng ra quyết định
Đây cũng là kỹ năng cần thiết của một người BA. Một nhà phân tích nghiệp vụ nên có khả năng tiếp nhận thông tin đầu vào từ các bên, đánh giá tình hình tốt từ đó đưa ra quyết định hợp lý với tình hình các bên.
4.6 Kỹ năng quản lý
Kỹ năng quản lý dự án sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả của dự án. Lập kế hoạch phạm vi dự án, chỉ đạo nhân viên, thực hiện dự án, giải quyết yêu cầu thay đổi, dự báo ngân sách và kiểm soát tiến độ của dự án là những kỹ năng quản lý mà một BA nên có
Tìm việc làm Business Analyst tại Hà Nội ở đâu?
Có thể nói phân tích nghiệp vụ là một trong những công việc đáng mơ ước mang lại mức lương hấp dẫn cùng với đãi ngộ tốt. Bạn có thể tìm kiếm việc làm Business Analyst từ nhiều doanh nghiệp bằng các hình thức khác nhau như qua internet, mạng xã hội, các mối quan hệ, bạn bè,… Cũng chính vì có quá nhiều thông tin từ nhiều nguồn như vậy dẫn đến tình trạng bạn không biết các tin tuyển dụng đó có đáng tin cậy hay không. Để giải quyết nỗi lo của bạn, dưới đây là 2 trang web tìm việc làm uy tín bạn có thể tham khảo đó là Careerlink.vn và mywork.com.vn.
Với Careerlink.vn bạn có thể thỏa sức tìm kiếm hàng ngàn cơ hội việc làm BA bằng cách nhập vào từ khóa tìm kiếm, chọn ngành nghề muốn ứng tuyển và địa điểm làm việc mong muốn để cho kết quả phù hợp nhất với những yêu cầu của bạn về mức lương, vị trí công việc, tên doanh nghiệp,…
Còn mywork.com.vn cũng là một trang tìm việc uy tín và đáng tin cậy để bạn lựa chọn tìm kiếm những công việc về BA hấp dẫn, lương cao, phù hợp với nơi bạn đang sinh sống từ những doanh nghiệp có uy tín. Chỉ với thao tác đơn giản là gõ vào mục tìm kiếm công việc, ứng viên… thì bạn đã có một danh sách dài các thông tin tuyển dụng.
Chắc hẳn qua bài viết trên bạn cũng hiểu được phần nào Business analyst là gì cũng như hiểu rõ thêm nhiều khía cạnh chuyên môn mà chuyên viên phân tích nghiệp vụ có thể đảm nhận. Ngay từ bây giờ, bạn có thể chuẩn bị cho mình những kiến thức về công nghệ thông tin cộng thêm các kiến thức cơ bản ở nhiều lĩnh vực khác nhau và đừng quên rèn luyện thêm cho mình những kỹ năng cần thiết nhé. Chúc bạn sẽ thành công với công việc mình yêu thích.